Nguyên nhân và dấu hiệu chậm phát triển ở trẻ em (2013-11-10 03:21:19)

Chậm phát triển thể lực có thể là một biểu hiện của khuyết tật lớn, chẳng hạn như tật nứt đốt sống hay tự kỷ nhưng đôi khi chỉ là sự chậm trễ về mặt thời gian, tức là chỉ sau vài tuần, vài tháng là trẻ đã bắt kịp với các bạn cùng trang lứa; hay cũng có thể cần tới sự hỗ trợ của vật lý trị liệu để phục hồi các cơ bắp yếu kém.

 

Để nhận biết sự chậm phát triển

Những trẻ sinh non cũng thường phát triển chậm hơn các bạn cùng trang lứa mặc dù không hề gặp bất kỳ vấn đề gì.

Đối với 2 kỹ năng quan trọng là đi đứng, giao tiếp, bạn có thể nhận thấy dấu hiệu chậm phát triển qua các điểm mốc sau:

- 100% trẻ biết đi khi 18 tháng tuổi.

- Ở độ tuổi 12 - 15 tháng, bé đã có thể giao tiếp với cha mẹ về những nhu cầu cơ bản của bé, mặc dù bé có thể chưa nói được từ nào. Ví như bé chộp lấy tay của bạn, kéo về phía tủ lạnh, chỉ vào nước quả ép.

- 15 tháng bé sẽ bắt đầu biết nói những từ đơn giản đầu tiên (bà, mẹ, đi...) và khi tổ chức sinh nhật lần thứ 2, bé đã có thể nói ghép 2 từ với các ngữ hay câu đơn giản.

Lưu ý là bạn nên đưa bé đi khám khi thấy có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào bởi thường các vấn đề về nghe nhìn sẽ rất khó nhận biết nếu không phải là nhà chuyên môn.

Nguyên nhân

Chậm phát triển phụ thuộc vào vấn đề bé gặp phải là thể lực hay trí lực (khả năng học hỏi.

- Chậm phát triển thể lực có thể là một biểu hiện của khuyết tật lớn, chẳng hạn như tật nứt đốt sống hay tự kỷ nhưng đôi khi chỉ là sự chậm trễ về mặt thời gian, tức là chỉ sau vài tuần, vài tháng là trẻ đã bắt kịp với các bạn cùng trang lứa; hay cũng có thể cần tới sự hỗ trợ của vật lý trị liệu để phục hồi các cơ bắp yếu kém.

- Một số trẻ cũng thường chậm phát triển một giai đoạn đặc biệt nào đó, chẳng hạn như chậm biết đi, trong khi các kỹ năng khác vẫn phát triển bình thường, thậm chí là vượt trội. Nếu con bạn ở trong trường hợp này thì hẳn cậu bé đang tập trung cho kỹ năng nói chuyện hoặc đó là sự phân công của não bộ: ưu tiên phát triển kỹ năng nào đó rồi mới tới kỹ năng đi đứng.

- Học đi muộn cũng thường có tính di truyền hoặc phản ánh tính cách của đứa trẻ: muốn độc lập hơn và điều này cũng liên quan với việc bé sẽ học hỏi các kỹ năng khác như thế nào. Bạn cũng có thể nhận thấy rằng bé chẳng mấy hứng thú với việc tập đi trong nhiều tháng liên tục nhưng rồi bất thình lình đứng dậy đi lại như thể bé đã học từ trước đó rất lâu rồi.

Để phát hiện sớm, bạn cần luôn quan tâm tới sự phát triển ngôn ngữ của con. Khả năng diễn đạt chậm có thể là do gặp các vấn đề về tai, một bệnh nào đó ở hệ thần kinh trung ưng, não bộ hay mắc các bệnh liên quan tới mũi họng, miệng, thanh quản khiến trẻ không hiểu nghĩa của từ và câu (khả năng tiếp nhận ngôn ngữ), khó khăn trong việc diễn đạt ý tưởng bằng từ ngữ (khả năng diễn đạt) hay đơn giản là thiếu kỹ năng giao tiếp với cha mẹ hay mọi người xung quanh.

- Cùng với học đi, chậm nói cũng có thể đơn giản là một “truyền thống” của gia đình. Trẻ song sinh dù có khả năng giao cảm đặc biệt với nhau nhưng cũng có thể bị chậm nói.

Tuy nhiên, nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào về sự phát triển của trẻ thì hãy đưa trẻ tới ngay phòng khám chuyên khoa.

(Sưu tầm)

 

 

  
Tag: