098 139 4967
070 831 6378
070 3344925.

Tư vấn phụ huynh

Một gia đình hạnh phúc thật sự là một gia đình chất chứa tình yêu thương, quan tâm, chia sẻ, cảm thông và cùng giúp nhau trưởng thành về mặt tinh thần.  Trong dòng chảy của hạnh phúc đó, đôi khi sẽ có các dòng chảy đan xen khác là những suy nghĩ tiêu cực, hiểu lầm, mâu thuẫn, xung đột diễn ra âm ỉ. Nếu không có một tấm lòng rộng mở, đủ lớn để vượt qua thì dễ dẫn tới sự đổ vỡ. Thật đáng tiếc khi điều đó xảy ra phải không ạ?

Những dòng chảy mang đến sự đau khổ trong cuộc sống gia đình  không xuất phát từ chính một cá nhân nào, nhưng là do suy nghĩ của mỗi thanh viên trong gia đình hợp lại. Ông bà, cha mẹ có suy nghĩ riêng. Con cái cũng thế. Và những tác động bên ngoài phần nào làm trỗi dậy những suy nghĩ tiêu cực đang có trong mỗi người.

Những gia đình đang có một cuộc sống hạnh phúc, điều đó thật đáng chúc mừng và ca ngợi. Hãy giữ lấy và củng cố để duy trì sự hạnh phúc đó nhé.

Những gia đình đã và đang bị những tổn thương, hiểu lầm, có những nỗi khổ riêng thẳm sâu trong tinh thần nhưng lại không nói ra được ngay chính trong ngôi nhà thân yêu của mình, các bạn đã làm gì để chống chọi với nó? Hay các bạn để nó ngủ yên và chấp nhận nó như là một phần của cuộc sống?

Sự bình an, thanh thản trong tâm hồn bạn có được hay không chính là do suy nghĩ của bạn.

Và nếu một ngày nào đó, bạn chợt nhận ra cần sự thay đổi để trở nên hạnh phúc hơn, hay đến với Trung tâm chúng tôi. Chúng tôi biết bạn rất khó để làm đươc việc này. Nhưng bạn hãy thử một lần. Bạn hãy xem như là một cơ hội để bạn chia sẽ nỗi niềm mà không ảnh hưởng tới người xung quanh.

Đến với Trung tâm, chúng tôi sẽ lắng nghe, chia sẻ và đồng hành cùng bạn. Giúp bạn có được niềm hạnh phúc thật sự trong tâm hồn, đó là niềm vinh dự của chúng tôi.

LƯU Ý ĐEM TRẺ ĐI KHÁM BÁC SĨ Y KHOA

  • Bắp thịt có vẻ quá cứng hoặc quá lỏng lẻo
  • Đầu vẫn còn ngửa ra sau khi được mẹ đỡ cho ngồi
  • Chỉ biết dùng một tay với
  • Không chịu âu yếm với mẹ
  • Không tỏ ra có tình cảm với người chăm sóc mình
  • Một hay cả hai mắt thường xuyên bị lé trong hoặc lé ngoài
  • Thường xuyên chảy nước mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng
  • Không phản ứng với tiếng động xung quanh
  • Có khó khăn trog việc đưa vật lên miệng
  • Vào lúc 4 tháng vẫn chưa biết quay đầu tới chỗ phát ra tiếng động
  • Vào lúc 5 tháng vẫn không biết lật sấp hay lật ngửa
  • Không dỗ được ban đêm lúc 5 tháng
  • Không cười đáp ứng lúc 5 tháng
  • Không thể ngồi khi được giúp lúc 6 tháng
  • Vào lúc 6 tháng vẫn không cười hoặc không phát ra âm thanh the thé
  • Không chủ động với lấy đồ vật lúc 6 đến 7 tháng
  • Không nhìn theo vật đưa qua đưa lại cách 90cm và 1,8m lúc 7 tháng
  • Chân không chịu sức nặng vào lúc 7 tháng
  • Không tạo ra hành động gây chú ý lúc 7 tháng
  • Không bi bô vào lúc 8 tháng
  • Không thích chơi trò ú òa lúc 8 tháng

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ

GIAI ĐOẠN

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

Mới sinh đến 6 tháng tuổi

  • Dễ la hét, cáu giận
  • Không vớ lấy đồ vật khi đưa trước mặt trẻ
  • Không có những âm thanh bi bô
  • Thiếu nụ cười giao tiếp
  • Không có phả ứng khi được kích thích
  • Phát triển vận động cơ thể bình thường

Từ 6 đến 24 tháng

  • Không thích âu yếm, cơ thể có thể mềm yếu hay cứng nhắc khi được ôm
  • Không thân thiện với ba mẹ
  • Gọi tên hầu như không phản ứng đáp lại
  • Không chơi các trò chơi xã hội đơn giản “ú òa” “bye bye”
  • Chưa có dấu hiệu ngôn ngữ
  • Dường như không quan tâm đến các đồ chơi của trẻ em
  • Thích nhìn ngắm bàn tay của mình
  • Không nhai hoặc không chấp nhận những thức ăn cứng
  • Thích đi kiểng chân, đi bằng 5 đầu ngón chân
  • Thường phát ra âm thanh vô nghĩa

Từ 2 đến 3 tuổi

  • Thích chơi một mình, không kết bạn, tránh giao tiếp
  • Không nói được từ có 2 tiếng trở lên khi đã 2 tuổi
  • Thích xem sách, tạp chí, các nhãn mác và logo quảng cáo
  • Coi người khác như công cụ- kéo tay người khác khi muốn yêu cầu
  • Chưa biết dùng ngón trỏ để chỉ điều trẻ muốn
  • Sử dụng đồ chơi không thích hợp
  • Không có nỗi sợ giống trẻ bình thường, đồng thời có những hoảng sợ một cách vô cớ.
  • Không hợp tác với sự chỉ dẫn, dạy bảo của người lớn
  • Không biết gật đầu đồng ý và lắc đầu không đồng ý
  • Tránh giao tiếp bằng mắt, không nhìn thẳng vào người đối diện.
  • Không đoán được những nguy hiểm
  • Thích chạy vòng vòng, xoay vòng vòng và quay các loại bánh xe
  • Ngưng nói ở bất cứ tuổi nào, dù trước đó đã biết nói

Từ 4 đến 5 tuổi

  • Trẻ bị chậm nói, nếu có ngôn ngữ phát triển, có thể có chứng nhại lời
  • Có vẻ rất nhớ đường đi và địa điểm
  • Thích các con số và thích đọc tiếng nước ngoài
  • Rất tốt khi thao tác các sản phẩm điện tử
  • Thích nhìn nghiêng hay liếc mắt khi ngắm nghía đồ vật
  • Không biết chơi tưởng tượng, chơi giả vờ, chơi đóng vai
  • Giọng nói kỳ cục( chẳng hạn như cách nói nhấn giọng hay đơn điệu)
  • Rất khó chịu khi thay đổi thói quen hằng ngày
  • Giao tiếp mắt vẫn còn hạn chế, dù có thể đã có một số cải thiện
  • Tương tác với người khác gia tăng nhưng vẫn còn hạn chế
  • Các cơn giận hay gây hấn vẫn tồn tại nhưng có thể giảm dần cải thiện
  • Tự làm tổn thương mình
  • Tự kích động

 

 

DẤU HIỆN RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ Ở TUỔI TRƯỞNG THÀNH

LĨNH VỰC

CÁC DẤU HIỆU CỤ THỂ

Trong các mối quan hệ

  • Gặp các vấn đề trong phát triển kỹ năng giao tiếp, nét mặt thiếu biểu cảm và tư thế cơ thể không tự nhiên
  • Không thể thiết lập tình bạn với những người cùng trang lứa
  • Gặp khó khăn trong việc quan tâm, chia sẻ, hưởng thụ thành quả với những người khác
  • Thiếu sự đồng cảm: những người RLPTK có thể gặp khó khăn trong việc thấu hiểu cảm xúc của người khác chẳng hạn như đau hoặc buồn rầu

Trong công việc và giao tiếp

  • Tiếp thu chậm, học tập kém, ít nói chuyện
  • Khó tiến hành các bước để tiến hành cuộc trò chuyện, những người RLPTK khó khăn để tiếp tục một cuộc trò chuyện, sau khi đã bắt đầu
  • Rập khuôn và lặp đi lặp lại việc sử dụng ngôn ngữ. Những người RLPTK thường lặp lại hơn một lần một từ hoặc cụm từ mà họ đã nghe trước đây
  • Họ gặp khó khăn để có thể hiểu hết ý nghĩa các câu nói ẩn ý của người khác. Họ không thể hiểu rằng ai đó đang vui vẻ, hài hước

Trong hành vi

  • Người RLPTK thường chỉ tập trung vào một bộ phận của món đồ quen thuộc, ví dụ như bánh xe trên chiếc xe thay vì toàn bộ
  • Sự lo lắng về một chủ đề nhất định, ví dụ: người lớn có thể bị thu hút bởi trò chơi điện tử, kinh doanh thẻ
  • Rập khuôn hành vi

 

Cách đơn giản giúp trẻ thích đánh răng
Nếu không đánh răng thường xuyên, trẻ rất dễ bị sâu răng. Vì vậy, việc dạy cho trẻ đánh răng là rất quan trọng. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng thích đánh răng và đánh răng đúng cách. Do đó, ba mẹ cần phải dạy trẻ cách đánh răng đúng và làm cho trẻ yêu thích việc đánh răng. Dưới đây là những hướng dẫn mà ba mẹ cần lưu ý kh..
Những tháng này bệnh tay chân miệng xuất hiện ở trẻ em, nhất là ở lứa tuổi mẫu giáo, nên phụ huynh cần biết chăm sóc trẻ và nhận biết những dấu hiệu cảnh báo nặng để đưa trẻ đến bệnh viện. Bệnh tay chân miệng là gì ? Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột..
Những ngày gần đây nhiều trẻ bệnh viêm kết mạc mắt hay đau mắt đỏ đến khám bệnh viện nhi đồng thành phố. Để giúp quí phụ huynh biết cách chăm sóc trẻ, phòng ngừa lây nhiễm, chúng tôi xin cung cấp một số kiến thức y học thường thức về bệnh này. Bệnh đau mắt đỏ là gì? Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc mắt thườ..
Tính từ đầu năm 2023 đến ngày 31/8, tổng số ca bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) ghi nhận tại các bệnh viện trên địa bàn Thành phố là 63.309 ca, tăng 15,38% so với cùng kỳ năm 2022 là 53.573 ca. Trong tổng số 63.039 ca bệnh, 1.001 ca có biến chứng, chiếm 1,59% (cùng kỳ năm 2022 là 873 ca biến chứng, chiếm 1,63% tổng số ca bệ..
Hiện nay, tại phòng khám Tâm lý của Bệnh viện Nhi đồng Thành phố hàng ngày tiếp nhận khá nhiều trường hợp trẻ trong khoảng 24 – 40 tháng đến khám vì lý do ‘chậm nói’ hoặc ‘kém tập trung’. Trong số đó, nhiều trẻ được các bác sỹ chẩn đoán là có dấu hiệu của chứng Rối loạn phổ tự kỷ. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng có t..
XEM NHIỀU ĐIỆN THOẠI, IPAD, CÓ BỊ TỰ KỶ KHÔNG
Tự kỷ là một rối loạn phát triển lan tỏa, xuất hiện sớm trong những năm đầu đời của trẻ với biểu hiện đặc trưng ở các lĩnh vực: kém tương tác xã hội, bất thường về ngôn ngữ, giao tiếp và hành vi, các ham thích rập khuôn.        Có 5 phân nhóm của rối loạn tự kỷ (phổ tự kỷ): 1. Tự kỷ điển hình: rối ..
Tư vấn phụ huynh
Tư vấn phụ huynh (2013-11-03 04:03:26)
Một gia đình hạnh phúc thật sự là một gia đình chất chứa tình yêu thương, quan tâm, chia sẻ, cảm thông và cùng giúp nhau trưởng thành về mặt tinh thần.  Trong dòng chảy của hạnh phúc đó, đôi khi sẽ có các dòng chảy đan xen khác là những suy nghĩ tiêu cực, hiểu lầm, mâu thuẫn, xung đột diễn ra âm ỉ. Nếu không có một t..