Chuẩn phát triển của trẻ 2 tuổi (2020-08-03 10:14:54)
Chuẩn phát triển của trẻ là tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển về nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, xã hội và cảm xúc ở trẻ. Đối với trẻ 2 tuổi, cha mẹ cần theo dõi kỹ càng từng lĩnh vực phát triển của con dựa vào các tiêu chí đáp ứng phù hợp, đặc biệt là lĩnh vực ngôn ngữ và vận động.
1. Phát triển thể chất: Dựa vào bảng cân nặng và chiều cao theo WHO
- Trẻ trai: Bình thường 12,2 kg - 87,8 cm. Suy dinh dưỡng 9,7 kg – 81,7 cm.
- Trẻ gái: Bình thường 11,5 kg – 86,4 cm. Suy dinh dưỡng 9 kg – 80 cm.
2. Phát trển vận động
- Có thể đi được một mình, vừa đi vừa kéo đồ chơi theo sau.
- Bắt đầu chạy, trèo lên/xuống không cần giúp đỡ.
- Biết viết nguệch ngoạc, chồng các vật lên nhau (ít nhất là 4 vật).
- Có thể dùng một tay này nhiều hơn tay kia.
Lưu ý trong lĩnh vực vận động: trẻ 18 tháng vẫn chưa đi được. Sau khi biết đi vài tháng mà vẫn không đi vững, đặt toàn bộ mặt bàn chân xuống đất, hoặc đi nhón gót.
3. Phát triển ngôn ngữ
- Chỉ vào đồ vật/hình ảnh khi người lớn gọi tên đồ vật/hình ảnh đó.
- Nhận ra tên người quen, đồ vật quen thuộc và các bộ phận trên cơ thể.
- Nói những chữ đơn giản (lúc trẻ từ 15 tới 18 tháng).
- Dùng câu đơn giản ( trẻ từ 18 tới 24 tháng).
- Làm theo các mệnh lệnh đơn giản.
- Lập lại các từ ngữ nghe lỏm được.
Lưu ý trong lĩnh vực ngôn ngữ: Trẻ 18 tháng vẫn chưa nói được ít nhất 15 chữ. Lúc trẻ 2 tuổi vẫn chưa nói được các câu có hai chữ (Tới tuổi này thì trẻ thường có thể dùng được 10 chữ trở lên, đây được xem là thời điểm quan trọng đánh dấu mốc phát triển về ngôn ngữ của trẻ so với 1 năm trước).
4. Phát triển nhận thức
- Tìm các vật được dấu dưới 2 hay 3 lớp.
- Bắt đầu sắp xếp vật theo hình dáng hoặc màu sắc (có sự phân biệt, phân loại cơ bản). Vid dụ xếp được các khối tròn vào một nhóm, các vật có màu xanh vào một nhóm.
- Bắt đầu chơi trò chơi tưởng tượng (Các bé ở độ tuổi này có khả năng đóng vai và tự tạo ra tình huống truyện chứ không chỉ bắt chước những hành động đơn giản với đồ chơi như trước. Trí tưởng tượng phát triển nhanh cũng sẽ tạo ra những cảm xúc phức tạp hơn).
5. Phát triển giao tiếp, tình cảm xã hội
- Bắt chước người khác, nhất là người lớn và các trẻ lớn hơn.
- Ngày càng nhận biết mình khác biệt với những người khác.
- Ngày càng thích thú việc có trẻ khác ở cạnh/chơi cùng mình.
- Phát triển độc lập.
- Bắt đầu bướng bỉnh, không nghe lời (Bé đã bắt đầu biết giận dữ hay làm nũng để người lớn hiểu điều bé muốn, vì vậy ba mẹ cần tìm hiểu và áp dụng những biện pháp như phạt bé phù hợp).
- Bắt đầu bớt lo sợ khi bị cha/mẹ bỏ lại.
6. Phát triển thẩm mỹ
- Thích xem tranh ảnh, sách các con vật có màu sắc và nhìn dễ thương như chó mèo, gấu,...
- Bắt đầu thích cầm bút vẽ nguệch ngoạc
Nguồn: Happystar kindergarten