Chương trình trị liệu âm nhạc (2013-12-31 15:21:48)

Các trẻ có những rối loạn về mặt tâm lý (tự kỷ, chậm nói, chậm phát triển…) có mức độ rối loạn không giống nhau. Các phương pháp trị liệu đều mang lại hiệu quả khác nhau trong quá trình trị liệu cho trẻ. Âm nhạc trị liệu có thể mang đến một niềm vui và hiệu quả trị liệu cho trẻ khi sử dụng đúng cách.

Chương trình âm nhạc trị liệu được tiến hành trong quá trình trị liệu tâm lý với mục đích sử dụng âm nhạc tác động lên vùng não bộ của trẻ, giúp trẻ làm dịu tâm trạng, tăng cường thể chất, nâng cao kỹ năng vận động, khả năng tập trung chú ý và đặc biết là cải thiện ngôn ngữ trong giao tiếp.

THỜI GIAN, HÌNH THỨC VÀ ĐỐI TƯỢNG

Thời lượng: 60p/buổi

Hình thức: Một giáo viên dạy một trẻ. Học theo lớp

Đối tượng: Trẻ có rối loạn tâm lý (Tự kỷ, chậm nói, chậm phát triển, rối loạn trong học tập…)

MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

Cảm xúc của trẻ được điều hòa

Làm tăng khả năng tập trung chú ý của trẻ.

Nâng cao nhận thức của trẻ.

Khả năng bắt chước vận động được hoàn thiện hơn

Giao tiếp được cải thiện, từ diễn tả không lời sang có lời

PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

Với phương châm “tất cả vì trẻ”, vì vậy phương pháp trị liệu là giáo viên, nhà trị liệu trợ giúp trẻ theo tiến độ vững chắc, từ cái căn bản đến cái phức tạp.

Giáo viên, nhà trị liệu đúc kết kinh nghiệm từ những bài tập trị liệu ban đầu và chuẩn bị các bài tập về sau một cách tốt hơn và phù hợp với trẻ theo từng mức độ phát triển

GIÁO VIÊN

Giáo viên là thầy cô giáo có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, trị liệu; là những người có kiến thức về tâm lý trẻ, thực sự yêu trẻ, tâm huyết với nghề và có tính kiên nhẫn, chịu khó.

Giáo viên được đào tạo về sư phạm có năng khiếu âm nhạc.

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Nghe nhạc
  • Sử dụng các nhạc thể loại nhạc hòa tấu, nhạc giao hưởng, các bài nhạc thiếu nhi vui. Giúp trẻ thư giãn theo những điệu nhạc, giai điệu của từng thể loại nhạc, từng vũ điệu của bài hát..

Chơi nhạc cụ

  • Làm quen với các loại nhạc cụ: phách gõ, trống, đàn organ.

  • Tập cho trẻ những  gõ phách, nốt nhạc đơn giản khi chơi các loại nhạc cụ.

  • Tập cho trẻ hát (ê,a…) theo điệu phách, nhịp điệu của nhạc cụ

Ca_múa_hát

  • Tập cho trẻ các bài hát thiếu nhi thân quen. Ê a theo lời, theo nhịp bài hát.

  • Kết hợp lời bài hát với những vũ điệu đơn giản, hài hước.

Nhạc+Hình ảnh(con vật, đồ vật,người...)
  • Gây sự chú ý cho trẻ bằng những âm thanh, hình ảnh thú vị thông qua các giác quan của trẻ (chủ yếu là thị giác và thính giác)

  • Dạy trẻ học nhận biết con vật, đồ vật, người,… qua hình ảnh và âm thanh.

  • Tập cho trẻ kết hợp hình ảnh với một âm thanh đặc trưng (vd: hình con chó đi với tiếng sủa “gâu gâu”). Hình thành khả năng tư duy cho trẻ về sau

 

  
Tag:

Bài viết liên quan: