098 139 4967
070 831 6378
070 3344925.

Những lưu ý khi cho trẻ xem TV và sử dụng điện thoại thông minh để giải trí (2019-02-22 10:25:46)

1. Tuổi nào phù hợp xem TV, điện thoại và các thiết bị màn hình khác?

Hiệp hội Nhi Khoa Hoa Kỳ đưa ra lời khuyên rằng: trẻ dưới 2 tuổi không nên thường xuyên tiếp xúc với TV hoặc các thiết bị màn hình. Trẻ dưới 2 tuổi khó có thể theo dõi và hiểu được các chi tiết xuất hiện trên các thiết bị màn hinh. Mặc khác, một vài nghiên cứu cho thấy các chương trình TV không mang lại lợi ích, thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ dưới 2 tuổi.

    

      Trẻ nên tham gia các hoạt động ngoài trời thay vì xem nhiều loại màn hình - Ảnh: Sưu tầm

Trẻ trên 2 tuổi, thời gian thích hợp cho trẻ xem TV và các thiết bị điện tử khác là từ 1-2 tiếng mỗi ngày (có thể chia nhỏ thành 15 phút/lần). Một số chương trình chất lượng mang lại lợi ích về mặt giáo dục cho trẻ trên 2 tuổi. Trẻ xem các chương trình này được cải thiện các kỹ năng xã hội, kỹ năng ngôn ngữ và thậm chí là các kỹ năng giao tiếp để sẵn sàng cho việc đến trường.

2. Xem TV chỉ đóng vai trò GIỚI HẠN trong quá trình học tập của trẻ.

Trẻ có thể học một vài thứ mới khi xem các chương trình mang tính giáo dục. Tuy nhiên, chúng học được nhiều nhất thông qua những tương tác, sờ chạm, cảm nhậnlắc lư theo điệu bộ các nhân vật trên truyền hình, sắp xếp và giải quyết vấn đề khi chúng chơi với cha mẹTuy nhiên, một số chương trình mang tính giáo dục cho trẻ em có tác động tích cực đến quá trình học tập của trẻ còn một số khác thì không. Nhìn chung, một chương trình được đánh giá là phù hợp với trẻ khi:

           Trẻ học được những điều mới khi xem các chương trình giáo dục    Ảnh: Internet

- Các nhân vật trong chương trình thỉnh thoảng nên đối thoại với trẻ trong lúc trẻ đang theo dõi. Các câu hội thoại trong chương trình thường hướng đến việc giao tiếp với trẻ như: Hôm nay các con có muốn chơi một trò chơi mới không? Con có biết đây là con vật gì không? Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tham quan vườn bách thú nhé!

- Các nhân vật trong chương trình mời trẻ tham gia cùng theo một cách nào đó. Ví dụ như: lặp lại từ ngữ, đếm số thứ tự, tính một bài toán.

     3Vai trò của phụ huynh khi cho trẻ xem TV (hoặc các thiết bị màn hình khác)

- Trò chuyện với trẻ về chương trình đang xem: Đối với trẻ 2-3 tuổi, hãy hỏi chúng cảm nhận và suy nghĩ như thế nào về chương trình đang xem, nhân vật nào trẻ thích và không thích, chương trình khiến trẻ cảm thấy như thế nào? Đây chính là cách tương tác hai chiều tích cực giúp trẻ phát triển tốt về vốn ngôn ngữ của trẻ.

 

   Phụ huynh được khuyến khích tương tác với con khi cùng xem màn hình - Ảnh sưu tầm

- Trả lời các câu hỏi của trẻ: Thông thường, trẻ sẽ có những ý tưởng hoặc những phát hiện mới khi xem. Sự hỗ trợ của bạn sẽ giúp chúng hiểu hơn về chương trình này.

- Chỉ và đọc to tên những gì bạn và trẻ thấy trên màn hình TV.

- Chủ động khi xem cùng trẻ. Nhảy với trẻ khi có nhạc, thực hiện các động tác bạn và trẻ cùng thấy như đi vòng tròn giống những chú thỏ đang làm trên chương trình TV chẳng hạn.

- Liên hệ với thực tế những gì trẻ đã thấy trên TV: “Con có nhớ bé vịt con mà chúng ta đã thấy trên TV tối qua không? Có một chú vịt con ở cạnh bờ hồ kìa! Con có muốn nhìn vịt con bơi lội không?"

- Khi chương trình kết thúc, hãy tắt TV và cùng trẻ diễn/kể lại câu chuyện mới xem. Có thế dùng gấu/búp bê để kể lại câu chuyện, hoặc tự tạo một câu chuyện mới cùng với trẻ.

- Cuối cùng, phụ huynh không nên dùng chương trình TV để dỗ cho trẻ đi ngủ, để giúp trẻ ăn dễ hơn. Điều này khiến cho trẻ khó học được cách tự mình chìm vào giấc ngủ hoặc gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa khiến trẻ có thể rơi vào tình trạng biếng ăn. Hơn nữa, trẻ nhỏ cần tình yêu, sự tin cậy và an toàn từ thói quen trước giờ ngủ với ba mẹ (đọc truyện, hát ru, xoa lưng…) thay vì chăm chú vào màn hình TV hay các thiết bị điện tử khác.

(Trích bài viết Bs. Trần Kim Phú – Khoa Tâm lý NĐ 1)

  
Tag: