Can thiệp sớm

Dựa vào các đặc điểm phát triển bình thường về ngôn ngữ của trẻ, cha mẹ có thể phân biệt và tự kiểm tra xem con mình có bị chậm nói hay không, chậm nhiều hay ít so với lứa tuổi. 

1.Các giai đoạn phát triển bình thường về ngôn ngữ của trẻ từ 0-5 tuổi

1.1.Giai đoạn: 0 – 5 tháng tuổi

- Trẻ chăm chú nhìn vào người nói chuyện
- Quay đầu về phía có tiếng động phát ra
- Phân biệt được các tiếng động khác nhau phát ra từ các vị trí khác nhau
- Phát ra các âm thanh khi được hỏi chuyện. Có thể đáp lại các âm thanh khi được hỏi: mỉm cười
- Tự chơi một mình với các âm thanh

1.2. Giai đoạn 6 – 11 tháng

- Biết phối hợp các hoạt động
- Theo dõi sự chuyển động của các vật theo các hướng khác nhau
- Hiểu một vài từ - Nối kết các âm thanh để tạo nên vần
- Bắt chước gần đúng âm của người khác
- Dùng cử chỉ, điệu bộ nét mặt để giao tiếp
- Tạo ra được một vài âm gần giống với các phụ âm

Và tùy theo mỗi trẻ nhưng khi được khoảng mười một tháng hay một tuổi trẻ nói được khoảng hai ba từ đơn khá rõ, có thể là: bố, bà. Thông thường các trẻ thường bắt đầu bằng các âm phát ra bằng âm đầu môi như các p, m, k. Và thông thường ở trẻ em gái độ tuổi nói thường xuất hiện sớm hơn khoảng khi trẻ được tầm trẻ được tám chín tháng tuổi. Còn ở trẻ em trai thường nói chậm hơn trung bình trẻ nói được từ đầu tiên khi trẻ được khoảng một tuổi thậm chí khi trẻ được mười ba, mười bốn tháng tuổi mới bập bập bẹ nói ê a các âm không rõ. Các từ đầu tiên trẻ nói được thường là các từ thường có liên quan đến người, đồ vật hoặc sự kiện xung quanh liên quan đến trẻ hoặc các nhu cầu bản thân của trẻ ví dụ: gọi bố, mẹ; ạ, dạ, xin; ô tô, bíp bíp hoặc tiếng kêu các con vật: meo meo, con chó, con mèo, gà. Tùy vào bản thân mỗi trẻ cũng như tùy vào môi trường, vùng văn hóa mà trẻ sống mà trẻ phát âm ra các từ đầu tiên có khác nhau ở các trẻ khác nhau.

1.3. Giai đoạn từ 1 – 1,5 tuổi

- Thực hiện các mệnh lệnh đơn giản: “ném bóng cho mẹ, cầm cốc cho bố”…
- Phân biệt được các đồ vật thường dùng
- Nhận ra được một số bức tranh về các đồ vật ở xung quanh. Ví dụ: tranh về cái cốc, bàn
- Nói một vài từ
- Biết khởi xướng các trò chơi
- Tạo ra chuỗi âm không có nghĩa với các ngữ điệu khác nhau
- Có khả năng bắt chước được từ đơn

Khi trẻ được 18 tháng tuổi trẻ bắt đầu nói và tự nối ghép được hai từ với nhau. Ở giai đoạn này trẻ nói bắt đầu hình thành các trật tự câu. Trẻ biết chỉ được ít nhất là sáu bộ phận trên cơ thể, chỉ được một hai hình ảnh quen thuộc khi cho trẻ nhìn tranh như: hình bố,hình con cá hoặc hình con chó…

1.4. Giai đoạn 2 – 3 tuổi

- Trẻ hiểu các khái niệm về vị trí trong không gian: phái trước, bên phải, bên ngoài, hiểu một vài chức năng công dụng của đồ vật và các bộ phận của cơ thể như: cốc để uống nước, lược để chải đầu, hay mũi để ngửi, miệng để ăn…
- Hiểu một vài đại từ, hiểu các từ mô tả: to/bé, ướt/khô
- Trẻ bắt đầu hiểu về khái niệm số lượng, quan hệ bộ phận, tổng thể. Trẻ hiểu các hành động trong tranh: đang tắm, đang ăn, các đại từ: cô bé,em bé, cậu bé
- Trẻ biết sử dụng các câu đơn giản, đặt câu hỏi đơn giản
- Trẻ trả lời được các câu hỏi như: cái gì, ở đâu? Có/ không.
- Tre nói được các câu đơn giản: có chủ, vị, và bắt đầu dùng từ sở hữu: của con…

Đến 3 tuổi trẻ tạo ra một cụm từ có đầy đủ thành phần chủ vị. Sau giai đoạn này trẻ sẽ nói được và sẽ tạo đà cho trẻ phát triển được rất nhiều các câu phức tạp và tiếp sau đó là trẻ hình thành nên các câu chuyện dài với nội dung khá logic.

Đến giai đoạn trẻ được 3,5 tuổi - 4, 5, 6 tuổi không những trẻ nói được các câu phức tạp trẻ bắt đầu sử dụng các ngôn ngữ ấy một cách khá tốt. Trẻ phân biệt và hiểu được các câu với nghĩa khá đa dạng và phức tạp trái nghĩa nhau và chúng có thể biết phát triển và duy trì được hội thoại khá dài.

Trên đây là phần tóm tắt các mốc giai đoạn phát triển về ngôn ngữ cơ bản của trẻ từ khi ra đời đến khi trẻ được 3 tuổi và tiến trình phát triển tiếp sau cho đến khi trẻ đi học lớp một.

2. Các dấu hiệu chậm nói

Dựa vào các đặc điểm trên cha mẹ có thể phân biệt và tự kiểm tra xem con mình có bị chậm nói hay không, chậm nhiều hay ít so với lứa tuổi. Và đặc biệt cần lưu ý các bậc cha mẹ là đối với các con ngôn ngữ hiểu và ngôn ngữ hạn chế phải có sự phát triển song hành chúng có mối quan hệ khăng khít. Nếu con bạn có những điều bất thường (không giống) hoặc có khó khăn một trong hai vấn đề (ngôn ngữ hiểu hoặc ngôn ngữ thể hiện – nói) bị chậm hoặc bị mất ngôn ngữ… cha mẹ nên cho con đi khám sớm về:

1. Khám thực thể (khám tai – chức năng nghe, Mắt – chức năng nhìn, Miệng – cơ quan phát âm) để phát hiện sớm các khó khăn cần loại bỏ và giúp đỡ

2. Khám tâm lý để phát hiện sớm trẻ chậm nói hoặc có vấn đề về phát triển tâm trí và kịp thời có hướng can thiệp giúp trẻ.

Rất nhiều các cha mẹ và những người xung quanh có sự hiểu nhầm về các bệnh thường gặp ở con trẻ như: Trẻ tự kỷ, trẻ chậm phát triển trí tuệ (chậm nhận thức), trẻ chậm nói, trẻ có vấn đề về tăng động giảm chú ý cũng có một số biểu hiện giống tương tự như: không giao tiếp bằng ngôn ngữ hoặc giao tiếp ít, chạy nhảy nhiều, không tập trung, thích xem hoạt hình, quảng cáo… Đặc biệt nhiều bậc cha mẹ đã ở trong tình trạng tâm lý khá hoang mang, lo lắng tự ám thị minh cho rằng con mình bị tự kỷ.
Nếu để trẻ tự phát triển trong khi ngôn ngữ của trẻ có các khó khăn thì trẻ sẽ có khó khăn về mặt phát triển tâm lí như: chậm nhận thức hơn so với bạn cùng lứa, khó khăn trong diễn đạt ngôn ngữ - dẫn đến trẻ có tâm lý mặc cảm tự ti, không phát triển được các mối quan hệ trong giao tiếp, bị bạn bè trêu chọc, đánh mắng, bị cô lập, ám sợ đám đông, ám sợ trường học... Vì thế trẻ có thể biểu hiện ra ngoài như: ít giao tiếp, nhút nhát tự ti, chơi một mình hay có trẻ lại mất tập trung chạy nhảy quá mức không chịu phản ứng hồi đáp bằng ngôn ngữ với người khác, nghịch ngợm, hay cáu gắt, đánh bạn hoặc nói ra một tràng các âm không có nghĩa, nhắc lại lời của người khác một cách nguyên vẹn…, và các rối loạn ngôn ngữ thể hiện khác nhau hoặc có khó khăn khác về mặt tâm lý có thể gặp trong từng hoàn cảnh và giai đoạn khác nhau.

NTL Đặng Thị Thanh Tùng

Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn thực hành âm ngữ trị liệu ( TS. Vũ Bích Hạnh và Ths. Đặng Thái Thu Hương)

                                                                                       Theo: Nhà sách tự kỷ

Chuẩn phát triển của trẻ 2 tuổi
Chuẩn phát triển của trẻ là tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển về nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, xã hội và cảm xúc ở trẻ. Đối với trẻ 2 tuổi, cha mẹ cần theo dõi kỹ càng từng lĩnh vực phát triển của con dựa vào các tiêu chí đáp ứng phù hợp, đặc biệt là lĩnh vực ngôn ngữ và vận động. 1. Phát triển thể chất: Dựa ..
XEM NHIỀU ĐIỆN THOẠI, IPAD, CÓ BỊ TỰ KỶ KHÔNG
Tự kỷ là một rối loạn phát triển lan tỏa, xuất hiện sớm trong những năm đầu đời của trẻ với biểu hiện đặc trưng ở các lĩnh vực: kém tương tác xã hội, bất thường về ngôn ngữ, giao tiếp và hành vi, các ham thích rập khuôn.        Có 5 phân nhóm của rối loạn tự kỷ (phổ tự kỷ): 1. Tự kỷ điển hình: rối ..
Can thiệp sớm
Can thiệp sớm (2013-11-03 04:03:55)
Mục đích của Trung tâm tư vấn và trị liệu tâm lý Victoria là: Xây dựng môi trường chăm sóc tốt nhất cho trẻ có rối loạn phát triển (tự kỷ, chậm phát triển, chậm nói, rối loạn học tập, chấn thương tâm lý…) để giúp những trẻ này có thể sớm hòa nhập được với cộng đồng. Cho trẻ có cơ hội được là chính mình, được chấp nhận gi..
Tư vấn phụ huynh
Tư vấn phụ huynh (2013-11-03 04:03:26)
Một gia đình hạnh phúc thật sự là một gia đình chất chứa tình yêu thương, quan tâm, chia sẻ, cảm thông và cùng giúp nhau trưởng thành về mặt tinh thần.  Trong dòng chảy của hạnh phúc đó, đôi khi sẽ có các dòng chảy đan xen khác là những suy nghĩ tiêu cực, hiểu lầm, mâu thuẫn, xung đột diễn ra âm ỉ. Nếu không có một t..